1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT BỘ MÔN

Bộ môn công nghệ vật liệu được Khoa giao quản lý các học phần thuộc chuyên môn của ngành công nghệ vật liệu. Hiện bộ môn quản lý đào tạo ngành công nghệ vật liệu.  Bộ môn có 06 giảng viên cơ hữu gồm 02 Phó giáo sư, 01 Tiến sĩ, 02 NCS và 01 Thạc sĩ. Hàng năm Bộ môn hướng dẫn tốt nghiệp khoảng 50 sinh viên và 5 học viên cao học.

Danh sách giảng viên của Bộ môn:

 PGS.TS. Huỳnh Lê Huy Cường 

 Trưởng Bộ môn

 cuonghlh@hufi.edu.vn

 https://sites.google.com/view/huynhlehuycuong

 

 PGS.TS. Nguyễn Học Thắng

 Giảng viên

 thangnh@hufi.edu.vn

 https://sites.google.com/view/nguyenhocthang

 TS. Giang Ngọc Hà

 Giảng viên

 hagn@hufi.edu.vn

 https://sites.google.com/view/giangngocha

 NCS. Hồ Thị Ngọc Sương

 Giảng viên

 suonghtn@hufi.edu.vn

 https://sites.google.com/cntp.edu.vn/hothingocsuong

 NCS. Nguyễn Ngọc Kim Tuyến

 Giảng viên

 tuyennnk@hufi.edu.vn

 https://sites.google.com/view/nguyen-ngoc-kim-tuyen

 

 Ths. Nguyễn Hưng Thủy

 Giảng viên

 thuynh@hufi.edu.vn

 https://sites.google.com/view/thuyhung

 

2. CHUYÊN MÔN GIẢNG DẠY

Giảng dạy các học phần chuyên sâu trong chương trình đào tạo ngành công nghệ vật liệu, gồm hai chuyên ngành:

Vật liệu Polymer và Composite (vật liệu nhựa):

   -  Giảng dạy các học phần chuyên sâu của chuyên ngành như:  vật liệu polymer và composite, phụ gia polymer, vật liệu polymer tiên tiến, vật liệu nano, công nghệ gia công các sản phẩm nhựa, bao bì nhựa, công nghệ gia công cao su, kỹ thuật sản xuất sơn, kỹ thuật chất kết dính, thiết kế khuôn mẫu nhựa, thiết kế sản phẩm nhựa, phương pháp phân tích và đánh giá polymer.

Vật liệu Silicate:

-  Giảng dạy các học phần chuyên sâu của chuyên ngành như: kỹ thuật gốm sứ, công nghệ thuỷ tinh, công nghệ xi măng, vật liệu xây dựng, kỹ thuật sản xuất vật liệu chịu lửa, vật liệu silicate tiên tiến, lớp phủ ceramic, chất màu vô cơ.     

Hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp, thực tập tốt nghiệp cho sinh viên ngành công nghệ vật liệu và sinh viên các chuyên ngành thuộc ngành công nghệ kỹ thuật hóa học.

 3. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

-    Nghiên cứu biến tính vật liệu polymer & composite và ứng dụng trong sơn và chống thấm

-    Nghiên cứu chế tạo sơn chống ăn mòn vật liệu và sơn gốc nước thân thiện môi trường

-    Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano và ứng dụng, vật liệu xúc tác xử lý môi trường

-    Nghiên cứu nâng cao tính chất cơ lý và tính chất nhiệt của vật liệu polymer composite gia cường bằng các phần tử nano (silica, clay,...) và các thành phần khác, ứng dụng trong sơn (polyurea, epoxy,…)

-    Nghiên cứu chế tạo vật liệu vô cơ – silicate

-    Nghiên cứu xử lý - tái chế rác thải

-    Nghiên cứu chế tạo vật liệu composite thân thiện môi trường

-    Nghiên cứu vật liệu bảo quản thực phẩm

-    Nghiên cứu chế tạo vật liệu polymer và composite (hydrogel, vật liệu siêu hấp thụ nước, cao su, nanocomposite)

-    Nghiên cứu bề mặt siêu kỵ nước (superhydrophobic surfaces)

-    Nghiên cứu công nghệ vi bao (Emulsion stabilization, nano/micro-emulsion)

-    Kỹ thuật phân tích: thời gian gel (gelation time), góc tiếp xúc (contact angle)

-  Nghiên cứu chế tạo polymer quang khúc xạ ánh sáng (Photorefractive polymer, tổng hợp vật liệu quang phi tuyến (NLO chromophore)/polymer quang dẫn-photoconductive polymer)

-    Nghiên cứu chế tạo vật liệu xúc tác quang và ứng dụng

-    Nghiên cứu chế tạo men cho gốm sứ và màu vô cơ

-    Nghiên cứu tổng hợp nhựa nhũ tương alkyd bằng lý thuyết đảo pha

-    Nghiên cứu tổng hợp nhựa nhũ tương acrylic styrene có cấu trúc core-shell

-    Nghiên cứu xúc tác xanh trong tổng hợp polymer bằng phản ứng trùng ngưng

-    Nghiên cứu sử dụng nhựa phế liệu thay thế một phần nguyên liệu trong tổng hợp chất tạo màng

-    Khảo sát giá trị PVC tới hạn của sơn chịu nhiệt

-    Nghiên cứu kỹ thuật tạo sản phẩm cao su thành rỗng có màu sắc thay đổi

-    Ứng dụng lý thuyết composite polymer để chế tạo vật liệu composite xanh và chế tạo vật liệu composite theo công nghệ BMC, SMC, RTM, … 

Khoa Công nghệ Hóa học _ HUIT

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học