1. GIỚI THIỆU NHÂN SỰ

Bộ môn Công nghệ Vô cơ – Phân tích được thành lập theo Quyết định số 2448/QĐ-DCT ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh trên cơ sở ghép Bộ môn công nghệ vô cơ và một phần của bộ môn Kỹ thuật phân tích và đả bảo chất lượng.

Ngoài nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghê trong các lĩnh vực Hóa học, BM có chức năng, nhiệm vụ quản lý và vận hành 02 chuyên ngành:

-   Công nghệ vô cơ

-   Kỹ thuật phân tích và đảm bảo chất lượng.

Nhân sự bộ môn gồm có 14 giảng viên cơ hữu, trong đó có 01 Phó Giáo Sư_Tiến sĩ, 01 Giảng viên chính_Tiến sĩ, 05 tiến sĩ, 01 Giảng viên chính_Thạc sĩ, 03 Nghiên cứu sinh, 03 thạc sĩ.

 TS. Trần Hoài Lam

 Trưởng bộ môn

 Email: lamth@hufi.edu.vn 

 https://sites.google.com/view/tran-hoai-lam

 

 PGS.TS. Đặng Tấn Hiệp

 Trưởng phòng  Sau Đại Học Và Hợp Tác Quốc Tế_Giảng Viên

 Email: hiepdt@hufi.edu.vn

 https://sites.google.com/site/frontisthesun

 

GVC.TS. Nguyễn Ngọc Hòa

 Giám đốc Trung tâm Phân tích Quốc tế_Giảng Viên

 Email: hoann@hufi.edu.vn 

 https://sites.google.com/view/eltonmh

 

 TS. Nguyễn Thị Phương

 Giảng viên

 Email: phuongnt@hufi.edu.vn

 https://sites.google.com/view/nguyenthiphuonghufi

 

 TS. Bùi Thị Phương Quỳnh

 Giảng viên

 Email: quynhbtp@ hufi.edu.vn

 https://sites.google.com/view/btpquynh

 TS. Võ Thuý Vi

 Giảng viên

 Email: vivt@hufi.edu.vn 

https://sites.google.com/view/vothuyvi

 

 GVC.ThS. Trương Bách Chiến

 Giảng viên

 Email: chiencb@hufi.edu.vn

https://sites.google.com/view/daikhitongsu

 

 TS. Lê Thị Ngọc Hạnh

 Giảng viên

 Email: hanhltn@hufi.edu.vn 

 https://sites.google.com/view/lethingochanh

 

 ThS. Nguyễn Văn Hòa

 Giảng viên 

 Email: hoanv@hufi.edu.vn

 https://sites.google.com/view/nvhoachemical

 

 ThS. Đoàn Thị Minh Phương

 Giảng viên

 Email: phuongdtm@hufi.edu.vn 

https://sites.google.com/view/doanthiminhphuong

 

 NCS. Trần Nguyễn An Sa

 Giảng viên

 Email: satna@hufi.edu.vn

 

 https://sites.google.com/view/trannguyenansa

 NCS. Đặng Thanh Phong

 Giảng viên

 Email: phongdt@hufi.edu.vn

 https://sites.google.com/view/thanhphongdang

 

 NCS. Nguyễn Hoàng Lương Ngọc

 Giảng viên

 Email: ngocnhl@hufi.edu.vn 

 https://sites.google.com/view/ngocnhl

 ThS. Lê Thị Thanh Vân

 Giảng viên

 Email: vanltt@hufi.edu.vn

 https://sites.google.com/view/lththanhvan

 

 

2. CHUYÊN MÔN GIẢNG DẠY

CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ VÔ CƠ

Sinh viên học chuyên ngành Công nghệ vô cơ thuộc ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học được trang bị kiến thức cơ bản về công nghệ trong lĩnh vực vô cơ; được đào tạo các kỹ năng thực hành sát với thực tế; được tham quan, kiến tập và thực tập tại các nhà máy hiện đại tại Việt Nam. Khối kiến thức cụ thể bao gồm:

-    Công nghệ sản xuất các axit – bazo cơ bản

-    Công nghệ sản xuất phân bón vô cơ

-    Công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng

-    Công nghệ mạ và sản xuất các chất bằng phương pháp điện hóa

-    Công nghệ và vật liệu xử lý môi trường

-    Các phương phương pháp nghiên cứu, tiếp cận vật liệu mới, tiên tiến trong lĩnh vực vô cơ như: Vật liệu nano, vật liệu nano-silica, vật liệu ceramic, vật liệu bán dẫn,…

-    Thực hiện nghiên cứu và viết KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP dưới sự hướng dẫn của giảng viên

CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT PHÂN TÍCH VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

Sinh viên học chuyên ngành Kỹ thuật phân tích và đảm bảo chất lượng thuộc ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học được trang bị kiến thức cơ bản về Kỹ thuật phân tích và Đảm bảo chất lượng; được đào tạo các kỹ năng thực hành sát với thực tế; được tham quan, kiến tập và thực tập tại các Trung tâm phân tích; tại phòng thí nghiệm QA và QC của các nhà máy hiện đại tại Việt Nam. Khối kiến thức cụ thể bao gồm:

-    Các phương pháp phân tích quang phổ (UV-Vis, AAS, AES, …)

-    Các phương pháp phân tích sắc ký và chiết tách (GC, LC, GC-MS, HPLC – MS, …)

-    Phân tích hóa lý thực phẩm 1

-    Phương pháp phân tích điện hóa

-    Kiểm tra chất lượng môi trường

-    Kiểm tra chất lượng sản phẩm tẩy rửa và mỹ phẩm

-    Các công cụ thống kê để cải tiến và kiểm soát chất lượng

-    Thực hiện nghiên cứu và viết KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP dưới sự hướng dẫn của giảng viên

3. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU CHUNG

-    Vật liệu y sinh; Vật liệu nano; … và ứng dụng

-    Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật

-    Năng lượng tái tạo

-    Xử lý môi trường

-    Kỹ thuật phân tích

-    Đảm bảo chất lượng

-    Hợp chất thiên nhiên và ứng dụng

HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỤ THỂ

-    Nghiên cứu tổng hợp Bio-glass định hướng ứng dụng y sinh

-    Phát triển xúc tác điện hóa ứng dụng phân hủy chất hữu cơ độc hại 

-    Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mao quản silica và phát triển xúc tác cho phản ứng Fenton ứng dụng xử lý môi trường.

-    Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Carbon aerogel ứng dụng hấp phụ và lưu trữ năng lượng

-    Phát triển màng polymer bảo quản trái cây;

-    Nghiên cứu tổng hợp nanogel nhạy nhiệt

-    Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano định hướng ứng dụng trong nông nghiệp và y sinh.

-    Phát triển và thẩm định phương pháp, qui trình phân tích trong dược, mỹ phẩm, thực phẩm, môi trường;Chemometrics; ...

-    Quan trắc và giám sát chất lượng môi trường đất, nước và không khí

-    Thiết kế tối ưu hóa thí nghiệm - DoE&ANN

-    Tách chiết các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học và ứng dụng trong thực phẩm, thực phẩm chức năng, dược, mỹ phẩm…

4. CƠ HỘi VIÊC LÀM

Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư có cơ hội làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến công nghệ vô cơ; Kỹ thuật phân tích và đảm bảo chất lượng bao gồm: Quản lý và điều hành sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, kinh doanh hóa chất và thiết bị, tham gia giảng dạy hoặc nghiên cứu tại các trường đại học hoặc các Viện nghiên cứu.

CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ VÔ CƠ

-    Quản lý và điều hành sản xuất cho các công ty, nhà máy thuộc tất cả các lĩnh vực công nghệ vô cơ;

-    Nghiên cứu và phát triển sản phẩm cho các công ty sản xuất các sản phẩm thuộc công nghê vô cơ như sản xuất hóa chất cơ bản, sản xuất phân bón, sản xuất chất màu vô cơ, sản xuất gốm sứ, sản xuất vật liệu xây dựng, …;

-    Kinh doanh hóa chất, dụng cụ, thiết bị phòng thí nghiệm thuộc các lĩnh vực hóa học, sinh học, môi trường…;

-    Tham gia công tác nghiên cứu khoa học tại các trường đại học và cao đẳng liên quan đến ngành hóa và công nghệ hóa vô cơ;

-    Tiếp tục học tập ở trình độ thạc sĩ và tiến sĩ về hóa học nói chung và kỹ thuật hóa học nói riêng.

CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT PHÂN TÍCH VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

-     Chuyên viên, kỹ thuật viên về kiểm tra chất lượng (KCS, QA, QC) cho các công ty, nhà máy thuộc tất cả các lĩnh vực

-     Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, nghiên cứu viên của các viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật, viện hàn lâm, phòng nghiên cứu của các công ty, xí nghiệp, các trung tâm phân tích và quan trắc môi trường.

-     Chuyên viên, kỹ thuật viên phân tích trong các trung tâm dịch vụ phân tích và đánh giá chất lượng hàng hóa.

-     Kinh doanh hóa chất, dụng cụ, thiết bị phòng thí nghiệm thuộc các lĩnh vực hóa học, sinh học, môi trường…

-     Tham gia công tác nghiên cứu khoa học tại các trường đại học và cao đẳng liên quan đến ngành hóa và hóa phân tích; giảng dạy các môn hóa, hóa phân tích ở các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp…

-     Tiếp tục học tập ở trình độ thạc sĩ và tiến sĩ về hóa học nói chung và hóa phân tích nói riêng.

Khoa Công nghệ Hóa học _ HUIT